MỘT MẤT MÁT ĐÁNG TIẾC CỦA GIỚI CỔ SINH VẬT HỌC: HÓA THẠCH TARBOSAURUS Ở HOANG MẠC GOBI

[Mê Khủng Long - Dinophile.vnHồi đầu thập niên 1990, có một sự việc mà đến bây giờ vẫn khiến các nhà cổ sinh vật học tiếc đứt ruột, đứt gan.

Năm 1991, trong một chuyến thám hiểm do đoàn thám hiểm liên hợp gồm các nhà khoa học đến từ ba nước Ý - Pháp - Mông Cổ diễn ra tại khu vực Nemegt thuộc Mông Cổ, họ đã tìm ra bộ xương không nguyên vẹn của một cá thể thuộc chi khủng long từng thống trị vùng đất ngày nay là châu Á, đó là Tarbosaurus

Tarbosaurus là chi khủng long nằm trong liên họ khủng long bạo chúa, có quan hệ gần gũi với chi Tyrannosaurus, thậm chí một số người còn tin rằng cả hai là một vì chúng quá giống nhau.

Đoàn thám hiểm đương nhiên là rất vui mừng trước phát hiện này. Bộ xương không nguyên vẹn bao gồm xương chậu, xương đuôi và xương hai chi sau và đặc biệt hơn, họ còn tìm thấy dấu vết của da ở khu vực lưng của bộ xương! Các nhà khoa học đã chụp lại hình ảnh của bộ xương vừa được khám phá rồi sau này công bố trong một cuốn sách tiếng Pháp, có tựa đề dịch ra là "Khủng long và động vật có vú ở hoang mạc Gobi", xuất bản năm 1992. Trong đó có đoạn viết mô tả vị trí, hình dạng và tình trạng của bộ xương hóa thạch.

Tuy nhiên, có lẽ vì không đủ nhân lực, đoàn thám hiểm đã quyết định không thu thập hóa thạch này để đem về. Và đó là điều khiến họ phải hối hận suốt nhiều năm về sau. Nên nhớ, dấu vết của da trên hóa thạch khủng long là một điều rất hiếm gặp, chưa kể đó lại là hóa thạch của một loài trong liên họ khủng long bạo chúa! Khi quay trở lại sau đó một vài năm, các nhà khoa học phát hiện bộ xương đã không cánh mà bay. Họ cho rằng, bộ xương đã bị những kẻ săn trộm lấy đi, hoặc bị thời tiết phá hủy mà không để lại dấu vết gì.

Quả thật là quá đáng tiếc!

Hoá thạch phải đào liền tay,
Chớ để lâu ngày lắm kẻ ngóng trông.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét