CON KHỦNG LONG BỊ "BODY SAMSUNG" NHIỀU NHẤT

[Mê Khủng Long - Dinophile.vnĐọc xong tiêu đề này chắc các bạn sẽ tự hỏi: Quái, khủng long mà cũng bị "body samsung" nữa à?

Ấy vậy mà trường hợp này lại có thật. Đó là điều đã xảy ra với Tsintaosaurus, một chi khủng long Hadrosauridae từng sống tại vùng đất ngày nay là Trung Quốc cách đây 83,6-70 triệu năm trước và được phát hiện vào năm 1958. Chúng có kích thước khổng lồ, dài khoảng 8,3 mét và nặng đến 2,5 tấn. 

Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của chúng vẫn là cái mào có cấu tạo từ xương ở trên đầu, nhưng đây cũng chính là đặc điểm khiến chúng bị "body samsung" trong suốt hàng chục năm trời. 

Hình ảnh phục dựng cái mào của Tsintaosaurus trước và sau năm 2013.

Chẳng là ban đầu, do sự không toàn vẹn của các hóa thạch thu thập được, các nhà cổ sinh vật học đã diễn giải sai hình dáng của chiếc mào này, cho nó hướng về phía trước, đồng thời thêm vào một phần hơi lồi lồi ở gốc khiến nó trông giống như một cái sừng có hình dạng hơi giống cái "cần tăng dân số" ở đàn ông. Một số người dựa vào cái sừng này mà gọi Tsintaosaurus là kỳ lân châu Á, nhưng cũng có người thì gọi là "khủng long đầu kh*c" (d*ck-head dinosaur). 

Sự hiểu lầm này kéo dài đến hơn 50 năm và phải đến năm 2013, các nhà cổ sinh vật học Albert Prieto-Márquez và Jonathan Wagner đã giải oan cho Tsintaosaurus bằng cách dựa trên một mẫu vật mới mà xác định rằng chiếc xương giống như "sừng kỳ lân" (hoặc bạn nghĩ là "cái ấy" cũng được) thực chất chỉ là phần sau của một cái mào lớn hơn mọc ra từ phía trên mõm của con khủng long. Cái mào này cũng không hướng về phía trước mà hướng về phía sau. Do đó, "khủng long đầu kh*c" là một biệt danh hoàn toàn sai trong trường hợp của Tsintaosaurus

Tuy vậy, nhiều người vẫn không biết điều này và vẫn tiếp tục trêu đùa với ngoại hình phục dựng đã cũ của Tsintaosaurus cho đến tận ngày nay.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét