NHẬT BẢN PHÁT HIỆN KHỦNG LONG MẶT SỪNG SIÊU NHỎ MỚI

Sasayamagnomus là một chi khủng long mặt sừng (Ceratopsia) mới được công bố của Nhật Bản, có niên đại Phấn Trắng muộn, với hóa thạch được khai quật từ những lớp đá của Hệ tầng Ohyamashimo. Chi này chỉ có một loài, S. saegusai.

Hóa thạch của Sasayamagnomus gồm có 17 mảnh xương sọ, xương mõm quạ (coracoid) bên phải và xương chày (tibia) bên trái. Sự hiện diện của hai xương mũi bên phải cho thấy số xương này đến từ ít nhất hai cá thể. 

Phục dựng ngoại hình của Sasayamagnomus.

Dựa trên các hóa thạch, nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Tanaka Tomonori đứng đầu đã thành lập chi/loài mới Sasayamagnomus saegusai. Tên chi Sasayamagnomus có nghĩa là "thần lùn đến từ Sasayama", đề cập đến bồn địa Sasayama, nơi tìm thấy hóa thạch cũng như kích thước nhỏ của con khủng long. Tên loài saegusai dùng để vinh danh tiến sĩ quá cố Haruo Saegusa, người từng lãnh đạo các cuộc khai quật hóa thạch khủng long tại vùng Tamba, có nhiều đóng góp cho ngành cổ sinh vật học ở tỉnh Hyogo.

Phân tích phát sinh loài cho thấy Sasayamagnomus nằm trong nhánh Neoceratopsia, và được xếp chung một nhánh nhỏ hơn cùng với AquilopsAuroraceratops. Sasayamagnomus cũng nằm trong số những khủng long mặt sừng nhỏ nhất từng được tìm thấy với chiều dài ước tính chỉ khoảng 80cm.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét