BỮA TIỆC THỊT VOI MA MÚT LIỆU CÓ THẬT?

[Mê Khủng LongChắc hẳn các bạn đã nghe chuyện các nhà khoa học thử hầm thịt một con bò rừng bị đông lạnh trong băng vĩnh cửu lên để nếm thử rồi đúng không nào? Đó là chuyện tương đối gần đây.

Tuy nhiên, trong băng vĩnh cửu vẫn còn nhiều động vật bị đông lạnh khác, chẳng hạn như voi ma mút (Mammuthus), vậy liệu đã có ai thử món thịt voi ma mút đông lạnh chưa nhỉ? Voi ma mút có vẻ là một lựa chọn "sang choảnh" hơn nhiều so với bò rừng, bởi chúng nổi tiếng hơn và được xem là biểu tượng của Thời kỳ Băng hà.

Mẫu thịt "voi ma mút" được lưu giữ lại (bên phải).

Theo một câu chuyện được kể lại, vào năm 1951, các thành viên của The Explorers Club từng tổ chức một bữa tiệc mà họ tuyên bố đã sử dụng thịt voi ma mút đông lạnh từ Alaska có niên đại 250.000 năm cùng thịt lười đất khổng lồ Megatherium ở Nam Mỹ. Bữa tiệc này không chỉ gây chú ý trong giới báo chí mà còn nhận được sự hưởng ứng của công chúng, làm tăng danh tiếng của câu lạc bộ và truyền thống tổ chức các bữa tiệc với những món ăn hiếm và độc đáo.

Nhưng có một vị khách muốn lưu giữ phần ăn của họ làm kỷ niệm nên đã lấy một phần thịt rồi ngâm nó trong dung dịch để bảo quản, và phải đến năm 2016, một số nhà nghiên cứu khi tiến hành kiểm tra phần thịt này để xác nhận xem đó có đúng là thịt lười đất khổng lồ hay voi ma mút không. Kết quả kiểm tra cho thấy, đó không phải là thịt cổ đại, mà chỉ là thịt rùa biển (Chelonia mydas). Như vậy, bữa tiệc mang phong vị tiền sử có thể chỉ là một sự kiện quảng bá công phu, được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý cho The Explorers Club.

Tất nhiên, các nhà khoa học hoàn toàn có thể ăn thịt voi ma mút bởi những mẫu vật đông lạnh tương đối nguyên vẹn vẫn còn đó, nhưng điều này được cho là tương đối nhạy cảm về mặt đạo đức khoa học. 

Nguồn: Frank Eltman, “Mystery solved: Explorers Club meal wasn't woolly mammoth” / Phys.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét